Giáo Dục

Bài tập giúp trẻ tập trung vô cùng hiệu quả ? Các mẹ nhất định phải biết !

Hiếu động và tràn đầy năng lượng là điều thường gặp ở trẻ. Đặc biết là lứa tuổi chuẩn bị tới trường. Giúp trẻ tập trung là điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ, tuy nhiên, giúp trẻ giữ yên lặng thật không dễ dàng. Hôm nay, vietnammountainbikemarathon xin giới thiệu tới các mẹ các bài tập giúp trẻ tập trung vô cùng hiệu quả.

1, Trò chơi đất nặn

Đây là trò chơi nhằm rèn luyện sự khéo tay và kích thích trí sáng tạo của trẻ. Nặn đất sét phù hợp với mọi lứa tuổi và đặc biệt với những trẻ ở độ tuổi trước khi đến trường (4-6 tuổi). Bạn có thể gợi ý trẻ nặn hình các con vật hoặc mọi người trong gia đình, điều này sẽ giúp trẻ suy nghĩ, hồi tưởng lại đặc điểm và phát huy tối đa sự sáng tạo.

Trò chơi nặn đất
Trò chơi nặn đất giúp trẻ tập trung trí não tốt hơn

2, Trò chơi ghép hình

Trò chơi ghép hình, xếp tranh cũng là một hoạt động đầy tính sáng tạo. Đối với trẻ nhỏ, các phụ huynh có thể đưa cho trẻ những hình khối bất kỳ để trẻ tự sắp xếp. Đối với những trẻ lớn hơn, phụ huynh có thể cho trẻ chơi ghép những hình có chi tiết phức tạp hơn như đồ chơi lego hoặc ghép tranh. Các mẹ lưu ý trước khi mua đồ chơi lego ở đâu thì nên tìm hiểu kĩ trước về sản phẩm trước.

Những trò chơi dạng này sẽ giúp bộc lộc tư chất của trẻ rõ ràng. Ngoài ra, lắp ghép để tạo đúng hình mẫu còn giúp trẻ tư duy logic, phát triển khả năng phân tích và suy luận. Khi sớm làm quen với logic và tư duy phân tích, trẻ sẽ sớm thông minh hơn.

3, Trò chơi đóng vai

Chẳng ai lạ gì với các trò chơi đóng vai, những trò chơi đã quá quen thuộc mà có khi các phụ huynh cũng thường chơi ngày bé. Các phụ huynh có thể cho trẻ sắm vai các nhân vật mà trẻ yêu thích, hâm mộ như các siêu anh hùng (đối với các bé trai), các nhân vật công chúa trong phim hoạt hình, truyện cổ tích (đối với các bé gái) hoặc thậm chí là các loài vật trong truyện ngụ ngôn…

Các trò chơi như tập đóng vai, diễn kịch có thể giúp trẻ phát huy khả năng giao tiếp, trí tưởng tượng và cả kỹ năng phản xạ khi được đặt vào các tình huống khác nhau.

4, Trò chơi tạo hình đồ vật

Hãy đưa cho trẻ bất kỳ đồ vật nào mà trẻ có thể tái chế và cho trẻ thỏa sức sáng tạo. Với những trẻ lần đầu tiếp xúc với trò chơi này, các phụ huynh hãy làm mẫu hoặc hướng dãn cho trẻ cách làm. Bạn chỉ cần một tập giấy để gợi ý trẻ làm thành quyển lịch, hoa giấy hay thuyền nan. Hãy sử dụng vật liệu từ đa dạng, đa hình khối, đa màu sắc cho đến giấy báo cũ, chai nhựa… và hướng dẫn trẻ cấu trúc căn bản của đồ vật.

Cũng như trò chơi đất nặn, trò chơi này giúp phát huy cả trí tưởng tượng, sức sáng tạo và cả rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.

5, Quan sát thiên nhiên

Nếu đã chán các trò chơi trong nhà, hãy cùng con tham gia hoạt động ngoài trời đơn giản như đi dạo, ngắm hoa hay picnic. Sẽ thật tuyệt vời nếu trẻ được khơi gợi tình yêu đối với thiên nhiên từ sớm. Bạn có thể dạy cho bé nhận biết các loài cây, loài hoa rồi sau đó hỏi lại xem bé có nói đúng tên các loại cây, hoa đó không.

Hoạt động này rất có ích trong việc giúp trẻ tăng khả năng tiếp thu và học hỏi khi đến trường. Hơn thế nữa, hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ trở nên khỏe mạnh hơn so với việc ngồi ở nhà và tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

Một lưu ý khi cho trẻ hoạt động ngoài trời, các phụ huynh nên chọn nơi cách xa trung tâm thành phố và có không khí trong lành nhé.

7, Cho con tham gia việc nhà

Đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên đã có thể tham gia việc nhà, giúp bố mẹ làm những việc nhỏ đơn giản như gấp quần áo, tưới cây, dọn dẹp đồ chơi,… Các phụ huynh có thể rủ bé cùng hỗ trợ mình làm việc nhà.\

Trẻ tham gia việc nhà
Trẻ tham gia việc nhà

8, Cho bé tập “thiền”

Nghe thật lạ nhưng đó là cách giúp trẻ tập trung theo phương pháp của một tiến sĩ y khoa người Ý. Đây cũng là một trong những phương pháp dạy trẻ kém tập trung nhất thường xuyên được các chuyên gia áp dụng.

Đế áp dụng phương pháp, bạn hãy tổ chức một buổi “ngồi thiền” cho gia đình, có bé cùng tham gia.

Mọi người ngồi thành vòng tròn, xếp bằng, nhắm mắt lại và thở đều khoảng 10 lần, tập trung lắng nghe âm thanh xung quanh (không được nói). Sau khoảng vài phút, mọi người mở mắt và kể xem đã nghe được những gì.

Hoạt động này sẽ giúp trẻ sớm có ý thức giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, rèn tính tự lập từ nhỏ và phần nào giúp trẻ hiểu được sự vất vả của bố mẹ.

9, Trò chơi: “vẽ hình – đoán chữ”

Trò chơi không chỉ giúp tăng khả năng tập trung chú ý cho trẻ mà còn giúp rèn luyện sự nhanh nhẹn ở trẻ. Giúp trẻ suy luận nhanh và nhạy bén hơn.

Chuẩn bị: tờ giấy trắng, bút màu hoặc bút bi nhiều màu.

Cách thực hiện:

Đầu tiên các bạn nên nghĩ mình sẽ nghĩ về chủ đề gì và sắp xếp các ý tưởng trong đầu trước khi chơi trò này với trẻ. (Ví dụ: Bạn muốn vẽ một ngôi nhà, hãy phân chia ngôi nhà thành nhiều bộ phận để vẽ dần dần)

Tiếp theo bạn vẽ 1 bộ phận của ngôi nhà như 1 hình chữ nhật, bạn hỏi trẻ “đố con mẹ vẽ cái gì?” trẻ sẽ đoán đủ thứ nào là vẽ ô tô, vẽ cuốn sách. Bạn tiếp tục vẽ thêm những ô cửa sổ trong ngôi nhà đó và hỏi lại trẻ “mẹ vẽ thành hình gì nữa đây?”.

Trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú nên trẻ có thể đoán bạn đang vẽ 1 hình siêu nhân hoặc người ngoài hành tinh. Hãy nhớ rằng sau khi bạn vẽ xong chi tiết nào đó hãy hỏi trẻ “mẹ đang vẽ hình gì nhỉ” bạn hãy đặt câu hỏi để trẻ chú ý vào nét vẽ, nhớ vẽ thật chậm và thay đổi màu sắc của nét vẽ. Bạn nên sử dụng bút nhiều màu để cho hình ảnh thêm sinh động.

10, Trò chơi “thỏ con tìm đường về”

Chuẩn bị: Một hình vẽ bạn có thể tự tay vẽ hoặc download trên mạng và in ra, 01 cây bút bi nhiều màu.

Cách chơi:

Đầu tiên bạn hãy lấy đồ chơi xếp thành hình ngôi nhà, lấy 1 chú thỏ đồ chơi để phía đầu đoạn đường.

Tiếp theo mẹ hướng dẫn con tìm đường cho chú thỏ xinh xinh này về nhà bằng cách lấy bút để chỉ đường cho chú qua cách vẽ đường lên trên sơ đồ mà bạn đã chuẩn bị.

Trên đường đi bạn sẽ để những con đường có thể về tới nhà và những con đường dẫn tới ngõ cụt. Đối với trẻ mẫu giáo ban đầu bạn chỉ cho 2 đường, ngắn, sau đó tăng lên dài, tăng lên 3 đường, 5 đường cho bé chọn lựa nhá.

11, Trò chơi “truy tìm đồ vật”

cách giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung.
Trò chơi này cho trẻ có khả năng quan sát, tăng cường khả năng tập trung tốt hơn

Chuẩn bị: Một số hình ảnh quen thuộc với trẻ, bạn có thể lên mạng để tìm hình ảnh sau đó in màu hoặc chọn hình ảnh trong mô hình.

Cách chơi 1:

Bạn hãy giới thiệu cho trẻ trò chơi gồm có 3 vòng thi đấu. Qua mỗi vòng thì con sẽ được tặng một đồng xu vàng.(Sau trò chơi nếu bé thắng và được 1 số xu vàng nhất định thì bạn có thể tích điểm đổi quà cho trẻ)

Vòng 1: Ban đầu sử dụng 2 -3 hình, sau đó yêu cầu trẻ quan sát thật kỹ (khoảng 10 -15s) sau đó cho trẻ nhắm mắt lại, mẹ giấu đi 1 đồ vật đi và hỏi trẻ “con xem mất đồ vật nào?”. Nếu trẻ đoán đúng hãy thưởng trẻ 1 đồng xu vàng để khích lệ trẻ.

Các vòng 2 và vòng 3 bạn sẽ tăng lên lần lượt 4, 5, 6… hình khi trẻ đã làm tốt.

cách giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung
Trò chơi truy tìm đồ vật

Cách chơi 2:

Bạn cũng giới thiệu cho trẻ trò chơi gồm có 3 vòng thi đấu. Qua mỗi vòng thì con sẽ được tặng một đồng xu vàng.(Sau trò chơi nếu bé thắng và được 1 số xu vàng nhất định thì bạn có thể tích điểm đổi quà cho trẻ)

Vòng 1: Bạn sắp xếp thứ tự 2 -3 hình rồi sau đó cho trẻ quan sát một lúc và yêu cầu trẻ nhắm mặt lại (nhớ đánh số thứ tự cho các hình nhá). Sau đó bạn xáo trộn 2 -3 hình đó (ví dụ: Ô tô đang ở vị trí 1 thì các bạn để vị trí 2; xe máy đang ở vị trí 2 bạn đảo sang vị trí 3) và yêu cầu trẻ sắp xếp lại. Nếu trẻ sắp xếp đúng hãy thưởng trẻ 1 đồng xu vàng để khích lệ trẻ.

Các vòng 2 và vòng 3 bạn tăng lên lần lượt 4, 5, 6… hình khi trẻ đã làm tốt

13, Bài tập quân đội “Canh giữ biên cương”

Bài tập giúp trẻ rèn luyện sự tập trung cao độ cho trẻ.

Bạn cần chuẩn bị: Giấy trắng, hộp bút màu.

Cách chơi:

Bạn hãy giới thiệu trẻ chính là một chiến sĩ biên phòng và đang giữ trọng trách lớn là không được cho kẻ thù sang biên giới (Nếu trẻ nhỏ hơn bạn có thể lấy về một siêu nhân đang bảo vệ trái đất) tương ứng với việc đó hãy mô tả cho trẻ cách chơi nếu trẻ tô màu ra ngoài bức tranh thì tức là kẻ thù đang qua được biên giới (Biên giới chính là giới hạn của bức vẽ).

Bạn có thể lấy một số hình cho trẻ chọn để tô dễ dàng trước ví dụ như: hình tròn, vuông, mặt trời, … rồi dần dần cho trẻ chọn các hình phức tạp hơn như con gà, con cá, con công…. Trong trò chơi vui nhộn này các mẹ nên chọn hình mà bé thích và có nhiều màu sắc để bé tự do sáng tạo.

14, Trò chơi “Xâu hạt”

Bài tâp là một cách giúp trẻ phát triển vận động và khả năng tập trung.

Có thể bạn đã nghe qua trò chơi “Xâu hạt” không những hoạt động giúp phát triển vận động ngón tay linh hoạt kích thích phát triển vận động tinh, ngoài ra nó còn rèn luyện sự tập trung cho trẻ rất tốt.

Chúng ta cùng nhau xem trò chơi này cần những gì nào?

Chuẩn bị: Bộ xâu hạt (được bán nhiều ngoài nhà sách và thiết bị trường học hoặc nơi bán văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em)

Cách chơi:

Đầu tiên bạn đưa ra số hạt (hạt tròn, vuông,..) yêu cầu trẻ xâu hạt vào hết vào sợi dây đi kèm sản phẩm (ví dụ: 5 hạt), sau đó tăng dần số hạt càng nhiều càng tốt. Để tăng khả năng sáng tạo của trẻ ta sẽ hướng dẫn trẻ xâu hạt xen kẽ (ví dụ: 1 màu xanh, 1 màu đỏ, hoặc 1 con cá, 1 con vịt…)

Trên đây là những bài tập giúp rèn luyện sự tập trung ở trẻ hiệu quả. Xin hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo.

Rate this post

Join The Discussion