Giáo Dục

Tóm Tắt Rừng Xà Nu

Tác phẩm rừng xà nu là một trong những bài học quan trọng trong chương trình thi THPT Quốc gia. Chính vì vậy để nắm vững kiến thức em cần tóm tắt rừng xà nu ngắn gọn để đạt được kết quả trong kì thi tốt nghiệp và đại học.Dưới đây là toàn bộ các tóm tắt rừng xà nu ngắn gọn và hay nhất để các em tham khảo.

I. CẦN PHẢI TÓM TẮT NHỮNG YẾU TỐ NÀO TRONG TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU ?

Để tóm tắt rừng xà nu ngắn gọn em có thể soạn bài rừng xà nu theo cách học của bản thân. Mỗi lần soạn bài em sẽ nắm được những nội dung chính của bài.

1.1 Thông tin tác giả và tác phẩm

Tác giả của rừng xà nu tên thật là Nguyễn Văn Báu và có bút danh khác là Nguyên Ngọc. Ông là nhà văn trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Nguyên Ngọc là nhà văn của Tây Nguyên. Vừa gần gũi, am hiểu cuộc sống và cũng như tinh thần nhân dân các dân tộc thiểu số trên mảnh đất này

Tác phẩm rừng xà nu ra đời vào thời điểm mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ. Tác phẩm được in trong tập: “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.

Bối cảnh của thiên truyện là mảnh đất Tây Nguyên với những con người anh hùng, kiên trung, bất khuất.

1.2 Hình tượng rừng xà nu

Để tóm tắt được những nội dung quan trọng em có thể tóm tắt rừng xà nu bằng sơ đồ tư duy  hoặc lập dàn ý hình tượng rừng xà nu sẽ giúp các em dễ học cũng như tóm tắt, tổng hợp kiến thức dễ hơn.

Vị trí xuất hiện

Hình tượng cây xà nu xuất hiện ở phần nhan đề, phần đầu và phần kết của truyện ngắn. Cây xà nu xuất hiện trong sự đối sánh với tập thể dân làng Xô Man anh hùng.

Ý nghĩa tả thực

Màu sắc: bạt ngàn xanh thẳm

Hương thơm: thơm ngọt ngào, thơm mỡ màng.

Hình dáng: hình nhọn mũi tên, nhọn hoắt như mũi lê.

Bản tính: ham ánh sáng mặt trời.Phát triển nhanh, sống thành rừng chứ không sống đơn lẻ, riêng rẽ.Cây xà nu gắn bó mật thiết với dân làng Xô Man.

Ý nghĩa biểu tượng

Cây xà nu là biểu tượng cho số phận và phẩm chất của dân làng Xô Man. Hình tượng cây xà nu được thể hiện qua 2 khía cạnh:

Cây xà nu đau thương

Rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của giặc.Thương tích mà cây xà nu gánh chịu tượng trưng cho những đau thương mất mát mà dân làng Xô Man nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung phải trải qua.

Câu xà nu kiên cường bất khuất

Sự sinh sôi nảy nở của cây xà nu vô cùng mãnh liệt mà không có cây nào sánh bằng. Khi cây mẹ ngã xuống cây non sẽ mọc lên. Cây xà nu là loại câu ham ánh sáng mặt trời. Vì vậy những cây non dù mới mọc đã nhọn hoắt như những mũi pha lê, lao thẳng lên bầu trời.

Cây xà nu như bức tường thành vững chắc bảo vệ con người. Rừng xà nu là hiện thân cho các thế hệ dân làng Xô Man. Nối tiếp nhau đứng lên chiến đấu chống lại kẻ thù. Đồng thời là hiện thân cho ý chí chiến đấu bền vững, quật cường và khí phách cứng cỏi của thiên nhiên và con người Tây Nguyên.

1.3 Hình tượng con người

Hình tượng cụ Mết

Cụ Mết là một vị già làng, là thế hệ cây xà nu cổ thụ của làng Xô Man. Ngoại hình vạm vỡ, khỏe mạnh.Cụ có niềm tin mãnh liệt vào vẻ đẹp của quê hương khi cho rằng: Không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Và thứ gạo người Strá dùng là thứ gạo ngon nhất của núi rừng.

Cụ Mết tượng trưng cho truyền thống hiên ngang, bất khuất và sức sống dẻo dai, bền bỉ của dân làng. Cụ là một già làng yêu nước, tức thời: Đảng còn, núi còn, nước này còn. Chúng nó cầm súng thì mình phải cầm giáo…

Cụ cũng chính là người tổ chức, tập hợp nhân dân đấu tranh và trực tiếp giáo dục các thế hệ làng Xô Man và truyền thống tốt đẹp của cha anh.

Hình tượng Tnú

Tnú là người của dân làng Xô Man. Mồ côi từ nhỏ và được dân làng cưu mang, đùm bọc. Tnú đã sớm được giác ngộ và tham gia kháng chiến với tình yêu nước và tinh thần kiên dũng, quả cảm, trung thành với cách mạng.

Tnú là người có ý thức và tinh thần kỉ luật cao. Giàu tình yêu thương vợ con. Đây là hình ảnh một Xô Man đau thương và anh hùng. Hay cũng chính là biểu tượng của cả dân tộc thời đất nước đứng lên.

Để phân tích tóm tắt tác phẩm rừng xà nu ngắn gọn nhất và đầy đủ những nội dung quan trọng. Em có thể soạn tóm tắt bài rừng xà nu hoặc đọc các tài liệu tóm tắt rừng xà nu ngắn gọn để học hiệu quả.

II. MỘT SỐ BÀI VĂN THAM KHẢO TÓM TẮT TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU – NGUYỄN TRUNG THÀNH

2.1 Bài tóm tắt rừng xà nu tham khảo số một

Sau 3 năm đi “lực lượng”, Tnú về thăm làng. Trên đường dẫn Tnú về làng, bé Heng kể lại những đổi thay sau khi Tnú đi vắng. Tnú chợt nhớ đến những kỉ niệm về Mai, người vợ đã bị giặc giết hại. Về đến làng, anh được mọi người đón tiếp nồng nhiệt. Trong đêm mừng Tnú trở về, bên bếp lửa nhà rông, cụ Mết- già làng- đã kể lại chuyện cuộc đời Tnú cho dân làng nghe.

Từ nhỏ, Tnú đã mồ côi bố mẹ, anh lớn lên trong sự đùm bọc của dân làng XôMan. Còn bé, Tnú và Mai đã góp phần tích cực trong việc nuôi giấu cán bộ Đảng- anh Quyết. Anh Quyết dạy Tnú học chữ. Tnú học hay quên nhưng đi rừng làm liên lạc thì sáng lạ lùng. Một lần Tnú vượt thác Đắc Năng thì bị giặc bắt , bị tra tấn, bị giam vào ngục.

Tnú vượt ngục trở về làng. Anh Quyết đã hi sinh. Thực hiện lời dặn dò của anh Quyết trước lúc mất, Tnú lãnh đạo thanh niên trong làng mài giáo chuẩn bị chiến đấu. Nghe tin đó, thằng Dục dẫn một tiểu đội đến vây ráp làng. Quyết bắt cho bằng được Tnú, bọn giặc đã tra tấn mẹ con Mai đến chết. Tay không ra cứu vợ con, Tnú bị giặc bắt, bị đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu nhưng anh nghiến răng không thèm kêu van. Trước sự tàn bạo của giặc, cụ Mết đã cùng thanh niên trong làng với rựa, mác… xông ra tiêu diệt bọn giặc. Sau đó, Tnú đi “lực lượng”.

Sau đêm về thăm làng, sáng hôm sau, cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường trở về đơn vị.

2.2 Bài tóm tắt rừng xà nu tham khảo số hai

Để hiểu rõ hơn về tác phẩm “rừng xà nu” thì trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về tác giả đã viết lên tác phẩm nhé!. Nhà văn Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) là bút danh của Nguyễn Văn Báu. Và ông sinh năm 1932 tại Quảng Nam. Ông là một người đã từng lăn lộn nhiều năm trên chiến trường ác liệt cả trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Chống Mĩ. Và tác phẩm: “Đất nước đứng lên” (1956), “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” (1969), hay “Đất Quảng” (1973 –1974),…Hơi hướng Tây Nguyên, màu sắc tráng lệ, có khuynh hướng sử thi… đã tạo nên cốt cách và vẻ đẹp văn chương của Nguyễn Trung Thành.

Còn về tác phẩm “rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, và nó được xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền trung Trung Bộ, số2 năm 1965 – năm 1969, và được in trong tập truyện ký “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.

Tác phẩm “rừng xà nu” gồm có hai phần chính, một phần kể về cuộc đời của nhân vật chính, đó là Tnú, một con người rất kiên cường của dân làng Xô Man, Tây Nguyên. Và phần tiếp theo được miêu tả sự vùng dậy của dân làng Xô Man, Tây Nguyên. Vậy là cả hai phần của câu chuyện này được thông qua lời kể trầm hùng của cụ Mết. Vậy để hiểu rõ hơn về tác phẩm này một cách ngắn gọn thì chúng ta cùng tóm tắt tác phẩm “rừng xà nu” nha.

Sau khi 3 năm đi “lực lượng”, Tnú về thăm làng và Bé Heng gặp được anh ở con nước lớn đã dẫn anh về. Vẫn Con đường cũ ấy, hai cái dốc ấy, rừng lách chằng chịt hố chông, hầm chông và giàn thò sắc lạnh. Mặt trời chưa tắt thì anh Tnú và Bé Heng đã về đến làng. Anh đã gặp lại những người thân quên đặc biệt là Cụ Mết già làng và bà con dân làng reo lên vì mừng rỡ. Thế là Cụ Mết đã đưa anh về nhà ăn cơm. Từ nhà ưng vang lên một hồi, và ba tiếng mõ dài, cả lũ làng cầm đuốc kéo tới nhà cụ Mết để gặp Tnú. Có ông bà già, cùng với nhiều trai tráng và lũ con gái. Đông nhất là lũ trẻ con và có cả cô Dít, em gái Mai, nay là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã hội. Ai cũng muốn ngồi gần anh Tnú. Dít thay mặt lũ làng để xem giấy có chữ ký của chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng một đêm. Xung quanh bếp lửa rộn lên: “Tốt lắm rồi!” “Một đêm thôi, mai lại đi rồi, ít quá, tiếc quá!”. Rồi sau đó cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho lũ làng nghe. Tiếng nói rất trầm “Anh Tnú đó, nó đi Giải phóng quân đánh giặc… Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta vậy”. Anh Xút bị giặc treo cổ, còn bà Nhan bị giặc chặt đầu, nó và em Mai phải đi vào rừng để nuôi anh Quyết cán bộ. Và anh dạy nó học chữ, nó học chữ thì hay quên còn đi rừng làm liên lạc thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó vượt thác và xé rừng mà đi, lọt tất cả vòng vây của giặc. Một lần Tnú vượt thác Đắk Nông thì bị giặc bắt, bị tra tấn và bị đầy đi Kon Tum. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về, trên lưng Tnú đầy thương tích. Sau đó Tnú đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết gửi cho dân làng Xô Man trước khi anh tử thương. Không những thế Tnú còn đi bộ lên núi Ngọc Linh đem về một gùi đá mài. Đêm đêm làng Xô Man phải thức để mài vũ khí. Thằng Dục chỉ huy đồn Đắc Hà đã đưa lũ ác ôn về vây ráp làng. Thế là có tiếng kêu khóc vang dậy, và rồi cụ Mết và trai tráng lánh vào rừng, bí mật bám theo giặc. Bọn giặc đã giết chết mẹ con Mai. Tay không ra cứu vợ con, và Tnú bị giặc bắt. Chúng lấy nhựa xà nu đã đốt cháy 10 ngón tay Tnú, thế là cụ Mết và lũ thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, và rựa chém chết tất cả 10 tên ác ôn. Còn thằng Dục ác ôn và xác lũ lính ngổn ngang quanh đống lửa trên nhà ưng. Từ đó, làng Xô Man bắt đầu rung động, và lửa cháy khắp rừng. Sau đó, Tnú ra đi tìm cách mạng…”

Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú đã giết được mấy thằng Diệm, mấy thằng Mĩ rồi? Anh kể chuyện đánh đồn, xông xuống hầm ngầm dùng tay bóp chết thằng chỉ huy… thằng Dục, “đúng chớ… chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục!”. Và mưa rơi càng nặng hạt. Không ai nhận thấy đêm đã khuya cả, sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn đã Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời…

Đó là những hình tượng rừng xà nu, và là hình ảnh của dũng sĩ anh hùng trong truyện “Rừng xà nu” là hình ảnh đất nước và con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong thời đại Hồ Chí Minh vừa đậm đà hơi hướng và cảnh quan hùng vĩ Tây Nguyên. Những anh hùng dũng sĩ như cụ Mết, Tnú, Mai, và Dít…đã được khắc họa bằng những hình ảnh chói lọi, với một giọng văn hào hùng, say mê, trang trọng và tạo nên những trang văn tráng lệ mang âm hưởng anh hùng ca.

2.3 Bài tóm tắt rừng xà nu tham khảo số ba

Tác phẩm viết về làng Xô Man và núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau ba năm xa làng đi bộ đội giải phóng, Tnú trở về thăm quê, làng Xô Man bất khuất kiên cường nằm giữa rừng xà nu bạt ngàn của Tây Nguyên.

Trong một buổi tối sum họp của làng, cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe về một trang sử bi thương mà hùng tráng của làng, có gắn với cuộc đời Tnú. Làng Xô Man trong những năm đen tối của cách mạng, là một căn cứ bí mật vững chắc nuôi giấu cán bộ. Lúc ấy, Tnú và Mai còn nhỏ nhưng đã góp phần tích cực vào việc chở che nuôi giấu cán bộ. Lớn lên, hai người thành vợ chồng. Tnú trở thành người lãnh đạo dân làng đánh giặc.

Tin “Làng Xô Man mài dáo mác chuẩn bị khởi nghĩa bay đến tay giặc”, chúng cho quân đến vây quét. Cụ Mết và Tnú, cùng thanh niên rút ra ngoài rừng. Giặc dùng mọi cách khủng bố, uy hiếp tinh thần dân chúng. Để hòng dử dỗ Tnú đầu hàng, chúng bắt vợ và con anh hành hạ Nấp trong rừng, chứng kiến cảnh vợ con bị đánh đập dã man, Tnú sôi sục căm thù đến mức không tỉnh táo được nữa, đã nhảy xổ ra chém giết lũ giặc. Nhưng anh cũng không cứu được vợ con mình. Anh bị giặc bắt trói, tẩm nhựa xà nu đốt cháy mười đầu nón tay trước mắt dân làng, hòng uy hiếp “mộng cầm dáo mác” của họ.

Tnú kiên cường, cắn răng chịu đựng, không hề khuất phục. Căm thù tột đô, cả khối người đã vùng dậy đánh gục kẻ thù “cả làng Xô Man ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng”. Câu chuyện khép lại bằng cảnh cụ Mết và Dit tiễn đưa Tnú trở lại đem vị ở nơi cửa rừng xà nu tràn trề sức sống vượt lên trên sự hủy diệt của bom đạn như làng Xô Man bất khuất kiên trung.

2.4 Bài tóm tắt rừng xà nu tham khảo số bốn

Tác phẩm kể về Tnú và buôn làng Xôman trong không gian của những cánh rừng xà nu bạt ngàn chạt tít đến chân trời. Tnú sau ba năm đi lực lượng trở về thăm làng. Đêm hôm đó, tại nhà ưng, Cụ Mết đã kể cho dân làng nghe cuộc đời của Tnú. Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được dân làng nuôi dưỡng, được anh Quyết giác ngộ. Tnú làm liên lạc cho anh Quyết. Khi đi liên lạc  Tnú thông minh, gan dạ. Anh Quyết hy sinh, Tnú vượt ngục về lãnh đạo dân làng. Thằng Dục ác ôn nhiều lần tìm bắt Tnú nhưng không được, hăn bắt vợ con anh tra tấn dã man. Tnú không chịu được, anh nhảy ra giữa bọn ác ôn và bị bắt, bị chúng đốt 10 đầu ngón tay. Dân làng vùng dậy cứu anh nhưng vợ và con Tnú đã chết. Sau khi được dân làng cứu mặc dù bị thương nhưng anh vẫn tham gia quân giải phóng. Đoạn kết Tnú chia tay cụ Mết và Dít ra đi chiến đấu. Những đồi xà nu vẫn chạy nối tiếp đến chân trời.

* Chủ đề: Rừng xà nu là câu chuyện về quá trình trưởng thành trong nhận thức cách mạng của một con người, cũng như của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Chân lí tất yếu mà họ nhận ra đó là: Chỉ có dùng bạo lực cách mạng mới có thể đè bẹp bạo lực phản cách mạng.

2.5 Bài tóm tắt rừng xà nu tham khảo số năm

Sau 3 năm đi “lực lượng”, Tnú về thăm làng. Bé Heng gặp anh ở con nước lớn dẫn anh về. Con đường cũ, hai cái dốc, rừng lách chằng chịt hố chông, hầm chông, giàn thò sắc lạnh. Mặt trời chưa tắt thì anh về đến làng. Cụ Mết già làng và bà con dân làng reo lên mừng rỡ. Cụ Mết đưa anh về nhà ăn cơm. Từ nhà ưng vang lên một hồi, ba tiếng mõ dài, cả lũ làng cầm đuốc kéo tới nhà cụ Mết gặp Tnú. Có ông bà già. Nhiều trai tráng và lũ con gái. Đông nhất là lũ trẻ con. Có cả cô Dít, em gái Mai, nay là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã hội. Ai cũng muốn ngồi gần anh Tnú. Dít thay mặt lũ làng xem giấy có chữ ký chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng một đêm. Quanh bếp lửa rộn lên: “Tốt lắm rồi!” “Một đêm thôi, mai lại đi rồi, ít quá, tiếc quá!”. Rồi cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho lũ làng nghe. Tiếng nói rất trầm. “Anh Tnú đó, nó đi Giải phóng quân đánh giặc… Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, nó và em Mai đi vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ. Anh dạy nó học chữ. Nó học chữ thì hay quên nhưng đi rừng làm liên lạc thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó vượt thác, xé rừng mà đi, lọt tất cả vòng vây của giặc. Một lần Tnú vượt thác Đắc nông thì bị giặc bắt, bị tra tấn, bị đầy đi Kông Tum. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về, lưng đầy thương tích. Tnú đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết gửi cho dân làng Xô Man trước khi anh tử thương. Tnú đi bộ lên núi Ngọc Linh đem về một gùi đá mài. Đêm đêm làng Xô Man thức mài vũ khí. Thằng Dục chỉ huy đồn Đắc Hà đưa lũ ác ôn về vây ráp làng. Tiếng kêu khóc vang dậy. Cụ Mết và trai tráng lánh vào rừng, bí mật bám theo giặc. Bọn giặc đã giết chết mẹ con Mai. Tay không ra cứu vợ con, Tnú bị giặc bắt. Chúng lấy nhựa xà nu đốt cháy 10 ngón tay anh. cụ Mết và lũ thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, và rựa chém chết tất cả 10 tên ác ôn. Thằng Dục ác ôn và xác lũ lính ngổn ngang quanh đống lửa trên nhà ưng. Từ đó, làng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng. Sau đó, Tnú ra đi tìm cách mạng…”

Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú đã giết được mấy thằng Diệm, mấy thằng Mĩ rồi? Anh kể chuyện đánh đồn, xông xuống hầm ngầm dùng tay bóp chết thằng chỉ huy… thằng Dục, “đúng chớ… chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục!”. Mưa rơi nặng hạt. Không ai nhận thấy đêm đã khuya. Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời…

Trên đây là chia sẻ về cách hướng dẫn tóm tắt tác phẩm rừng xà nu cũng như một số bài văn mẫu tóm tắt rừng xà nu hay và chọn lọc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo.

Tóm Tắt Rừng Xà Nu
5 (100%) 3 votes

One Response

  1. Avatar Trần Thị Vân Bình 5th June 2019

Join The Discussion